Sự trở về của Công Phượng từ Nhật Bản đánh dấu một bước lùi không chỉ của riêng anh mà còn là một bước trầm lắng trong câu chuyện xuất ngoại của bóng đá Việt Nam. Sau nhiều năm, Việt Nam hiện không còn bất kỳ cầu thủ nào thi đấu ở nước ngoài, để lại một khoảng trống lớn khi so sánh với các quốc gia láng giềng. Xuất ngoại, thay vì là niềm tự hào, đã trở thành nỗi buồn của bóng đá Việt.
Bước lùi của Công Phượng
Cầu thủ từng khoác áo ĐTQG 56 lần như Nguyễn Công Phượng giờ đây lại không gia nhập một đại gia V.League nào mà lại chuyển về Bình Phước, đội bóng hạng Nhất Quốc gia. Câu hỏi được đặt ra là liệu anh có thể tỏa sáng trong môi trường mới, xứng đáng với mức đầu tư khổng lồ từ phía CLB hay không? Điều đáng buồn hơn là trong suốt 2 năm qua, Công Phượng chỉ ra sân vỏn vẹn 3 lần với 85 phút thi đấu, khiến hình ảnh về anh tại Yokohama FC mờ nhạt. Trớ trêu thay, chân sút gốc Nghệ An được nhớ đến nhiều hơn với… những ly cà phê anh pha ngon cho đồng đội.
Sự trở về của Công Phượng cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam giờ đây không còn cầu thủ nào chơi bóng ở nước ngoài. Hiện tại, chỉ có Việt Nam, Campuchia và Brunei là những nước trong khu vực Đông Nam Á không có cầu thủ thi đấu ở nước ngoài. Ngược lại, những quốc gia như Lào, Timor Leste, Singapore hay Myanmar đều có ít nhất 2 cầu thủ thi đấu ở các giải đấu quốc tế. Đáng chú ý, Philippines có tới 22 cầu thủ, Indonesia là 21 và Thái Lan là 12 cầu thủ đang xuất ngoại.
Công Phượng là cái tên nổi bật với hành trình xuất ngoại nhiều nhất của bóng đá Việt Nam. Bằng chứng là anh có 4 lần thi đấu tại các CLB nước ngoài như Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc), Sint-Truiden (Bỉ), và Yokohama FC (Nhật Bản). Thế nhưng, anh tchỉ thi đấu ổng cộng 704 phút qua 20 trận, một con số khiêm tốn với những kỳ vọng ban đầu.
Tất nhiên, số lượng cầu thủ xuất ngoại không thể phản ánh toàn diện chất lượng bóng đá Việt Nam. Mặt khác, nhiều quốc gia đẩy mạnh việc nhập tịch cầu thủ, qua đó dễ hiểu khi họ có nhiều cầu thủ thi đấu tại các giải đấu quốc tế, chẳng hạn như Indonesia. Song, điều đó rõ ràng vẫn là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển và tiến bộ của bóng đá trong khu vực. Những cầu thủ trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nền bóng đá tiên tiến, thông qua việc nhập tịch, nhờ đó giúp cầu thủ nâng cao trình độ và tư duy chơi bóng.
Dấu ấn nhạt nhòa
Không khó để nhận ra rằng từng có một giai đoạn, xuất ngoại là niềm tự hào của bóng đá Việt. Những tên tuổi như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Đoàn Văn Hậu, Đặng Văn Lâm, và Quang Hải từng được gửi đến Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu với nhiều kỳ vọng. Nhưng tiếc thay, chỉ có Đặng Văn Lâm tạm gọi là thành công tại Thái Lan (mặc dù thất bại ở Nhật Bản), và Quang Hải có vài lần đá chính tại Ligue 2 (Pháp). Phần lớn các cầu thủ khác ra sân rất ít, thậm chí không để lại dấu ấn nào đáng kể.
Các cầu thủ xuất ngoại có lý do để cho rằng họ không thất bại hoàn toàn, bởi ít nhất họ học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, người hâm mộ vẫn cảm thấy thất vọng. Trường hợp Quang Hải là ví dụ điển hình. Giới mộ điều kỳ vọng rằng khi trở về V.League, Quang Hải sẽ mang theo kinh nghiệm tích lũy từ châu Âu để tỏa sáng. Thực tế màn trình diễn trên sân hoàn toàn trái ngược. Lúc này, anh vẫn đang chật vật tìm lại phong độ đỉnh cao trong màu áo CLB Công an Hà Nội như trước khi rời Việt Nam.
Xuất ngoại, rõ ràng, không phải lúc nào cũng là con đường tươi sáng. Với cầu thủ bóng đá, việc ngồi dự bị quá lâu hoặc thậm chí không có cơ hội ra sân là mối đe dọa lớn đối với phong độ và sự tự tin. Những chuyến phiêu lưu thất bại của các đàn anh có thể khiến các thế hệ cầu thủ trẻ cảm thấy e dè, ngại xuất ngoại. Thay vì tìm cách cải thiện chuyên môn, không ít cầu thủ chọn cách ở lại trong nước, với mức lương hấp dẫn và áp lực vừa phải.
Theo nhiều ý kiến từ giới chuyên môn nhận định bóng đá , điều đáng buồn là câu chuyện của Công Phượng không chỉ là sự trở về của một cầu thủ xuất sắc mà còn là dấu hiệu của việc nhiều cầu thủ Việt đang hài lòng với môi trường trong nước. Việc anh gia nhập Bình Phước, một đội bóng hạng Nhất, nhưng vẫn nhận mức lương cao, thể hiện thực trạng rằng cầu thủ tại Việt Nam có thể không cần xuất ngoại mà vẫn hưởng mức thu nhập rất cao.
Liệu bóng đá Việt Nam có thể chứng kiến một làn sóng xuất ngoại mới hay một cầu thủ nào đó tỏa sáng ở nước ngoài? Có thể, nhưng để điều đó thành hiện thực, cần có sự thay đổi và nâng cấp toàn diện của nền bóng đá, từ việc nâng cao chất lượng cầu thủ cho đến việc xây dựng chiến lược xuất ngoại rõ ràng và bài bản. Không thể chỉ dựa vào một vài cá nhân xuất sắc để mong chờ những thành tựu lớn hơn.
Nguồn tin: Bongdako
Bài viết liên quan
Công Phượng thà muộn còn hơn không
Quyết định chia tây Nhật Bản và trở về Việt Nam chơi bóng có phải...