Bóng đá 11 người giống như một dàn nhạc giao hưởng, trong đó các cầu thủ là những nhạc cụ không thể thiếu. Để tạo nên một bản hòa ca chiến thắng, mỗi nhạc cụ phải hòa hợp và thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Hãy cùng Bongdako tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá và vai trò của từng cầu thủ.
Tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá 11 người
Trên sân cỏ tiêu chuẩn 11 người, mỗi cầu thủ đều có vai trò riêng biệt, đóng góp vào lối chơi tổng thể của đội. Hiểu rõ về các vị trí thi đấu sẽ giúp người hâm mộ dễ dàng hình dung nhiệm vụ của từng cầu thủ trên sân.
4 vị trí cơ bản trong bóng đá
Trong bóng đá 11 người, có bốn vị trí chính bao gồm: thủ môn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo. Những vị trí này được chia thành các vai trò cụ thể hơn tùy theo vị trí và chiến thuật của đội bóng.
- Thủ môn (GK): Người duy nhất được phép dùng tay trong vòng cấm địa, có vai trò chính là bảo vệ khung thành, ngăn cản đối phương ghi bàn.
- Hậu vệ (Defender): Đóng vai trò phòng ngự, chia thành nhiều loại như hậu vệ biên, trung vệ và hậu vệ quét.
- Tiền vệ (Midfielder): Là cầu nối giữa hậu vệ và tiền đạo, tiền vệ có vai trò kiểm soát bóng và kiến tạo cơ hội tấn công. Các vị trí tiền vệ bao gồm tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm, tiền vệ cánh và tiền vệ tấn công.
- Tiền đạo (Forward): Cầu thủ có nhiệm vụ ghi bàn, có thể chơi ở các vị trí như tiền đạo cánh, tiền đạo trung tâm hoặc trung phong cắm.
Giải thích vị trí trong bóng đá
Giải thích các vị trí trong bóng đá chi tiết dành cho người hâm mộ tham khảo.
- “Midfielder” là cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ.
- “Striker/Forward/Attacker” là tiền đạo nói chung có nhiệm vụ ghi bàn.
- “Left Back/Right Back” là hậu vệ biên, đóng vai trò bảo vệ cánh của hàng phòng ngự.
- “Back/Defender”: Những cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự.
Những thuật ngữ bóng đá này không chỉ phổ biến trên sân cỏ mà còn quen thuộc đối với người chơi FIFA hay PES.
Bảng tên và ký hiệu các vị trí trong bóng đá
“Các vị trí trong bóng đá viết tắt như thế nào?”. Dưới đây là bảng tên và ký hiệu của từng vị trí trên sân bóng 11 người mà bạn không nên bỏ qua.
Ký hiệu các vị trí trong bóng đá | Tên vị trí (Tiếng Anh) | Tên vị trí (Tiếng Việt) | Ghi chú |
GK | Goalkeeper | Thủ môn | |
LF | Left Forward | Tiền đạo cánh trái | Sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo |
RF | Right Forward | Tiền đạo cánh phải | Sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo |
CF | Centre Forward | Tiền đạo trung tâm | Sơ đồ 4-3-3 |
SW | Sweeper / Libero | Trung vệ thòng | Đá thấp nhất trong sơ đồ 3 trung vệ |
ST | Striker | Tiền đạo cắm | Sơ đồ chơi 1 tiền đạo duy nhất |
CB | Centre Back / Centre Defender | Trung vệ | |
LB | Left Back / Left Defender | Hậu vệ trái | |
RB | Right Back / Right Defender | Hậu vệ phải | |
LM | Left Midfielder | Tiền vệ trái | |
RM | Right Midfielder | Tiền vệ phải | |
CM | Centre Midfielder | Tiền vệ trung tâm | |
AM | Attacking Midfielder | Tiền vệ tấn công | |
DM | Defensive Midfielder | Tiền vệ phòng ngự | Sơ đồ 4-1-4-1 |
LWB | Left Wide Back | Hậu vệ chạy cánh trái | Sơ đồ 5 hậu vệ |
RWB | Right Wide Back | Hậu vệ chạy cánh | Sơ đồ 5 hậu vệ |
CAM | Central Attacking Midfielder | Tiền vệ tấn công trung tâm | |
CDM | Centre Defensive Midfielder | Tiền vệ trụ | Sơ đồ 4-2-3-1 |
Vai trò và ý nghĩa của các vị trí trong bóng đá
Bóng đá không chỉ đơn thuần là một môn thể thao; nó là một nghệ thuật chiến lược, nơi mỗi vị trí trên sân đều đóng góp vào sự thành công trong kết quả bóng đá của đội bóng. Từ thủ môn đến tiền đạo, mỗi cầu thủ đều có vai trò riêng biệt và quan trọng, tạo nên một hệ thống phối hợp chặt chẽ.
Vị trí thủ môn – GK
Thủ môn là gì? Đây là cầu thủ duy nhất có quyền dùng tay chơi bóng trong khu vực cấm địa, có nhiệm vụ bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản đối phương ghi bàn. Nhiệm vụ của người canh giữ khung thành là chắn bóng, tổ chức phòng ngự và bắt bóng từ các pha tấn công của đối phương.
Vị trí hậu vệ – DF
Hậu vệ là gì? Vị trí hậu vệ trong bóng đá là một trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng ngự của đội bóng. So với các tiền vệ thì hậu vệ có nhiệm vụ chính là ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương và bảo vệ khung thành khỏi những pha dứt điểm.
Trung vệ – CB
Chơi ở trung tâm hàng phòng ngự, có nhiệm vụ ngăn chặn các tiền đạo đối phương và bảo vệ khu vực cấm địa.
Hậu vệ quét – SW
Lùi sâu nhất trong hàng thủ, đóng vai trò bọc lót và sửa sai cho các hậu vệ khác.
Hậu vệ biên – FB/LB/RB
Đứng ở hai cánh hàng phòng ngự, thường được giao nhiệm vụ ngăn chặn các pha tạt bóng và tấn công biên của đối phương, có thể hỗ trợ tấn công.
Hậu vệ biên tấn công – WB/RWB/LWB
Kết hợp giữa tiền vệ cánh và hậu vệ biên, có khả năng tấn công và phòng thủ.
Xem thêm: Trung vệ là gì? Tất tần tật về vị trí trung vệ
Vị trí tiền vệ trong bóng đá
Nhắc đến các vị trí trong bóng đá 11 người thì không thể bỏ qua tiền vệ. Vậy tiền vệ là gì? Đây là một trong những vị trí quan trọng nhất, đảm nhận vai trò cầu nối giữa hàng phòng ngự và hàng tấn công. Tiền vệ không chỉ là những người điều phối bóng mà còn là những người tạo ra cơ hội ghi bàn, kiểm soát nhịp độ trận kèo bóng đá và lên tham gia tấn công.
Tiền vệ trung tâm – CM
Chơi ở khu trung tuyến, tiền vệ trung tâm đóng vai trò tổ chức tấn công và kiểm soát nhịp độ trận đấu.
Tiền vệ phòng ngự – DM
Đứng trước hàng hậu vệ, tiền vệ phòng ngự hỗ trợ phòng ngự và ngăn chặn đối phương từ xa.
Tiền vệ kiến thiết từ – DLM
Phát động tấn công từ vị trí thấp, chuyền bóng chính xác cho đồng đội.
Tiền vệ đa năng – BBM
Di chuyển khắp mặt sân, đảm nhiệm cả tấn công và phòng ngự.
Tiền vệ tấn công – AM
Chơi gần khung thành đối phương, tiền vệ tấn công có nhiệm vụ chính là tạo cơ hội ghi bàn và tự mình ghi bàn.
Tiền vệ cánh – LM/RM
Đứng ở hai biên, tiền vệ cánh có thể lùi về phòng thủ, đổi cánh và tấn công khi cần.
Vị trí tiền đạo trong bóng đá
Vị trí tiền đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức ép và ghi bàn thắng cho đội nhà. Với sơ đồ các vị trí trong bóng đá, đây là những cầu thủ tấn công chủ lực, một tiền đạo luôn đặt mục tiêu phá vỡ hàng phòng ngự đối phương, kiểm soát bóng cũng như ghi bàn để mang lại lợi thế cho đội bóng.
Tiền đạo trung tâm – CF
Chơi ở vị trí cao nhất, thường là mục tiêu của các pha chuyền bóng và dứt điểm.
Tiền đạo thường – FW
Di chuyển linh hoạt hơn tiền đạo trung tâm, có thể lui về để tham gia phòng thủ khi cần.
Tiền đạo hộ công – SS
Đứng phía sau tiền đạo cắm, có nhiệm vụ hỗ trợ ghi bàn và kiến tạo cơ hội.
Tiền đạo cánh – LF/RF
cầu thủ chơi ở vị trí bên ngoài hàng tiền đạo (thường dọc theo hai biên sân), có nhiệm vụ chính là tạo ra các cơ hội ghi bàn cho đội bằng cách thực hiện các pha tạt bóng vào giữa hoặc xâm nhập vùng cấm địa đối phương để dứt điểm.
Xem thêm: Tiền đạo cắm là gì? Top 10 tiền đạo cắm đẳng cấp
Thuận chân phải hoặc chân trái thì nên đá cánh gì?
“Thuận chân phải hoặc chân trái nên thi đấu ở vị trí nào?”. Đây là một trong những thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Nếu như bạn đang tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá 11 người thì nhất định không được bỏ qua nội dung dưới đây.
Với nhiệm vụ tạt cánh trên sân
Khi tấn công, một trong những nhiệm vụ chính của cầu thủ chạy cánh là tạt bóng vào trong khu vực 16 mét 50. Để thực hiện cú tạt bóng hiệu quả, cầu thủ thường sử dụng má trong bàn chân.
Nếu bạn là cầu thủ thuận chân phải, việc đá cánh phải sẽ giúp bạn tạt bóng bằng má trong chân phải, tạo ra những đường tạt chính xác và mạnh mẽ. Ngược lại, nếu bạn thuận chân trái, bạn nên thi đấu ở cánh trái để tạt bóng bằng má trong chân trái, qua đó tận dụng tối đa sức mạnh, tốc độ và và độ chính xác trong từng cú tạt.
Với nhiệm vụ áp sát vào trong để cứa lòng
Ngoài nhiệm vụ tạt cánh, cầu thủ chạy biên còn có thể thực hiện các pha dốc bóng vào trong để dứt điểm. Đối với cầu thủ thuận chân trái, việc đá cánh phải là lý tưởng, giúp họ dễ dàng bó vào trong và thực hiện cú sút cứa lòng bằng má trong chân trái.
Tương tự, cầu thủ thuận chân phải nên chơi ở cánh trái để có thể bó vào trong và dứt điểm bằng chân thuận của mình. Đây là hai miếng đánh có tính sát thương cao, giúp cầu thủ có thể tạo ra những cơ hội ghi bàn rõ rệt.
Trên đây, Bongdako đã giới thiệu chi tiết về các vị trí trong bóng đá 11 người dành cho fan hâm mộ thể thao vua tham khảo. Có thể thấy, mỗi vị trí đều đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên một tập thể thống nhất. Chính sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cầu thủ sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của cả đội.
Nguồn tin: Bongdako
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.