Bóng đá Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, khi nhiều cầu thủ, đặc biệt là ngoại binh lên tiếng kêu cứu vì bị các câu lạc bộ nợ lương trong thời gian dài. Một trong những trường hợp điển hình là tiền đạo người Congo Oscar Maritu.
Theo thông tin Bongdako tổng hợp được, Maritu hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Cangzhou Mighty Lions. Hôm 24/9, Oscar Maritu thông báo trên trang cá nhân về lý do anh vắng mặt trong các trận đấu gần đây. Theo lời cầu thủ này, anh không nhận được lương từ câu lạc bộ trong suốt hai năm qua, và quyết định không tiếp tục thi đấu cho đến khi tình hình được giải quyết.
“Tôi từ chối thi đấu vì không nhận được lương trong hai năm qua. Cangzhou nợ tôi hai năm lương và không có tiền để trả. Họ bỏ rơi tôi và biến tôi thành kẻ xấu trước mắt người hâm mộ,” Maritu bày tỏ bức xúc.
Maritu là một trong những ngoại binh chất lượng tại giải VĐQG Trung Quốc, anh thi đấu tại quốc gia này suốt 7 năm và từng được đề xuất nhập tịch để phục vụ đội tuyển quốc gia xứ tỷ dân. Tuy nhiên, những khó khăn tài chính của bóng đá Trung Quốc làm đổ vỡ kế hoạch này.
Lần cuối cùng anh ra sân cho Cangzhou Mighty Lions là ở trận đấu thuộc vòng 22 theo lịch thi đấu bóng đá giải VĐQG Trung Quốc, nơi anh ghi bàn giúp đội nhà đánh bại Shangdong Taishan với kết quả bóng đá 3-1. Sau trận đấu đó, Maritu biến mất khỏi danh sách đăng ký thi đấu của đội, khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự việc.
Theo tiết lộ từ các nguồn tin, Cangzhou Mighty Lions đang đối mặt với tình trạng tài chính kiệt quệ và đứng trước nguy cơ phải giải tán nếu không thể trụ hạng thành công.
Khủng hoảng tài chính không chỉ ảnh hưởng đến Cangzhou Mighty Lions mà còn lan rộng ra nhiều câu lạc bộ khác tại Trung Quốc. Các đội bóng ngày càng khó khăn trong việc chi trả lương cho cầu thủ, dẫn đến việc nhiều ngôi sao đã và đang rời đi.
Năm 2022, Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Thế giới (FIFPro) liệt kê Trung Quốc vào danh sách các nền bóng đá cầu thủ cần thận trọng khi đàm phán về lương thưởng. FIFPro cảnh báo nhiều câu lạc bộ tại Chinese Super League thường xuyên vi phạm các quy định về trả lương cho cầu thủ, dẫn đến hàng loạt vụ kiện tụng.
Nhiều câu lạc bộ tại Trung Quốc đã rơi vào tình trạng phá sản và phải giải thể, trong đó nổi bật là trường hợp của Jiangsu FC vào năm 2021. Cựu cầu thủ của đội bóng này, Yang Jiawei, sau đó lên tiếng yêu cầu tập đoàn Suning, đơn vị chủ quản của Jiangsu FC, thanh toán tiền lương còn nợ cho cầu thủ và nhân viên, dù đội bóng giải thể hơn một năm.
Khủng hoảng tài chính và sự suy thoái của bóng đá Trung Quốc khiến nền bóng đá này rơi vào tình trạng báo động. Việc các cầu thủ liên tục kêu cứu vì nợ lương chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về những khó khăn mà bóng đá Trung Quốc đang phải đối mặt.
Nguồn tin: Bongdako
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.